THẦY – CÔ MỐI NHÂN DUYÊN TRONG CUỘC ĐỜI

(Nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam - Viết về một Người Thầy)

Kính tặng thầy Nguyễn Thế Hùng

Thầy không dạy tôi ngày nào, chỉ là học trò của Mẹ tôi nhưng tôi quý tấm

chân tình của Thầy. Thầy học Mẹ tôi từ những năm cuối của thập niên 60 khi còn

là học sinh trung học, thế nhưng Thầy luôn nhớ đến Mẹ và dành cho Mẹ những

tình cảm thân thương. Thầy vẫn nhắc mãi đến Mẹ với bài giảng văn về mùa thu,

về một chú bé đi trong thu vàng giữa ngôi vườn ở Luxembourg,vai đeo cặp ,vừa

đi vừa nhảy chân sáo để đến trường. Tôi không biết bài văn đó của tác giả nào

ngày đó và Mẹ tôi đã giảng thế nào nhưng khi Thầy kể về buổi đầu tiên mà Thầy

được nghe Mẹ giảng luôn với một sự ngưỡng mộ, thân thương và ắt hẳn phải rất

ấn tượng nên sau hơn 50 năm Thầy vẫn nhớ. (Về sau tôi cố tìm hiểu và được biết

đó là bài “La rentrée des classes (Ngày tựu trường) của Anatole France – đại văn

hào Pháp). Ngày đó, mỗi lần về Quảng Ngãi Thầy không bao giờ quên ghé về

thăm Mẹ, những quyển sách hay là món quà không thể thiếu mà Thầy tặng Mẹ.

Rồi khi nghe tin Mẹ mất, Thầy đã bay từ Sài Gòn ra Quy Nhơn mặc cho mưa bão.

Thầy ở lại để tiễn đưa Cô giáo của mình chặng đường cuối của cuộc đời. Và bây

giờ, khi Cô không còn nữa, Thầy lại ghé thăm Ba, thắp hương cho Mẹ vẫn với

một tấm lòng như vậy. Không riêng gì với Mẹ mà với mọi người Thầy đều tình

cảm và nhân hậu. Thầy mở trung tâm Cadasa, Thầy đã cưu mang bao cuộc đời

bất hạnh, giúp bao nhiêu con người tiếp tục được con đường học vấn của mình.

Thầy luôn tâm niệm, Thầy làm giáo dục là để thật nhiều người có thể tiếp cận

được với giáo dục chứ không phải giáo dục chỉ để cho người giàu. Vì vậy, nghe

bạn bè tôi ngày ấy kể lại, dù mở trung tâm luyện thi nhưng học trò nào nghèo

Thầy đều miễn phí và giảm đến mức tối đa học phí.

Với Thầy, câu nói của nhà Sư Phạm Xô Viết lỗi lạc Makarenko “giáo dục

không phải là một nghề mà là một sứ mạng, đó là làm cho TRÍ TUỆ, TÂM HỒN

và NHÂN CÁCH của con người ngày càng hoàn thiện hơn” là phương châm giáo

dục của Thầy và Thầy cũng đã lấy câu nói này làm tuyên ngôn của trung tâm

CADASA do Thầy sáng lập. Thầy thiện lương, tử tế, Thầy mang tâm hồn của một

nghệ sĩ chân chính và những hoạt động kinh doanh của Thầy cũng với tôn chỉ là

mang lại cái đẹp và sự tử tế đến cho mọi người. Biết bao nhiêu trường ĐH dân

lập mời Thầy hợp tác nhưng Thầy thấy mục tiêu giáo dục của họ không phù hợp

với giá trị, niềm tin và sứ mạng giáo dục mà Thầy hằng ấp ủ, nung nấu nên Thầy

từ chối. Và có lẽ như Thầy và những người xung quanh hay nói “Thầy là người

không hợp thời!” nên công việc của Thầy không suôn sẻ. Thầy vẫn đánh đổi nhiều

thứ để theo đuổi triết lý giáo dục mang tính nhân văn. Và trên con đường nhiều

khó khăn đó, may mắn thay Thầy luôn có Cô, người vợ đồng hành, cùng chia sẻ

với Thầy qua bao biến cố, với cách sống “chỉ cho đi mà không mong nhận lại”

của Thầy. Thầy hay nói “Thầy có lỗi với Cô khi làm cho Cô mất đi sự lãng mạn sự hồn nhiên vốn có, thay vào đó phải gánh vác nhiều nỗi lo toan”! Nhưng rồi

Thầy vẫn chọn con đường mang ánh sáng tri thức đến cho người khác.

Hôm qua, vào Sài Gòn để xuống Biên Hoà dạy, tôi dành chút thời gian ngắn

ngủi để cùng hai cô bạn cũng là học cũ của thầy vào cuối thập niên 80 đến thăm

Thầy, Cô.

Mấy hôm trước, vào Sài Gòn để xuống Biên Hoà dạy, tôi dành chút thời

gian ngắn ngủi để cùng hai cô bạn đến thăm Thầy, Cô. Hẹn bao lần mà rồi lúc thì

lý do này, lý do nọ đến hôm qua mới thu xếp được. Bước vào nhà Thầy, chúng

tôi thấy như được trở về một nơi thân thương. Nhà Thầy có thể thiếu nhiều thứ

nhưng hai thứ không bao giờ thiếu đó là sách và hoa. Một cảm giác rất dễ chịu,

rất đỗi gần gũi và thân thiết khi ở bên cạnh Thầy, Cô với không gian thoáng đãng,

hoa và sách cùng một cuộc trò chuyện thân tình, mọi người trong gia đình đều

thân thiện. Lần nào đến, Thầy cũng bắt chúng tôi ăn cơm cùng với Thầy, Cô, trò

chuyện cả mấy giờ đồng hồ mà ra về vẫn còn bịn rịn. Khi đến nhà Thầy, Cô luôn

là cảm giác được trở về nhà, Cô phải có một tình yêu rất sâu sắc với Thầy mới có

thể chịu đựng và chia sẻ đến cùng như vậy. Chiều và đêm qua, Sài Gòn mưa, trong

ngôi biệt thự Thầy thuê ở bên bờ sông Sài Gòn ở quận 12, ngồi ngắm những rặng

lục bình trôi, nhìn qua thành phố rực rỡ ánh đèn và nhộn nhịp của Sài Gòn ở phía

xa xa, nghe Thầy nhắc lại những kỷ niệm và cuộc đời sóng gió của Thầy nhưng

gương mặt Thầy vẫn tươi cười, bình thản, một niềm thương mến, một sự ấm áp

cứ lan toả trong tâm hồn tôi. Tôi thấy Thầy, Cô thật tuyệt vời. Khi người ta có mà

đem cho người khác đã là vĩ đại, vậy mà khi đã nhận nhiều mất mát vẫn một lòng

sống cho triết lý, “cho đi là còn mãi” thì thật là vĩ đại hơn nhiều. Tôi vẫn nhớ Thầy

thường hay nhắc câu nói của Martin Luther King “ ai cũng đều có thể trở thành

vĩ đại chỉ cần bạn có một trái tim chan chứa lòng khoan dung và một tâm hồn

tràn ngập tình yêu thương”. Tối qua, tôi và các bạn cũng nhận được sách từ

Thầy. Thầy tặng tôi hai quyển “chicken soup for the grieving soul” và “youth, it’s

painful” cùng lời nói “thời gian qua H phải chịu nhiều nỗi đau mất mát với sự ra

đi của Mẹ và em trai Trí, Thầy hi vọng quyển sách này sẽ giúp tâm hồn H bình an

hơn. Còn quyển kia, H đọc để truyền cảm hứng cho SV cũng như giúp các bạn trẻ

bệnh nhân của Hằng”! Thật nhân văn. Lúc nào Thầy cũng muốn truyền đến cho

học trò và những người xung quanh mình nhưng khát vọng, tình yêu cuộc sống,

tình yêu con người nồng cháy trong trái tim mình. Có một câu nói mà con đã đọc

được ở đâu đó và luôn khắc ghi vào trong lòng “sống trên đời đừng để bị bào mòn

như những hạt cát vô danh mà phải làm sao ghi được dấu ấn vào trái tim người

khác !”. Thầy ơi: “chính Thầy là người đã để lại dấu ấn trong bao nhiêu trái tim

của nhiều thế hệ học trò” Thầy ạ!

Cảm ơn Thầy vì sự tử tế và thiện lương luôn còn mãi dù bao nghịch cảnh.

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, con kính chúc Thầy, Cô luôn hạnh phúc, khoẻ mạnh,

bình an và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ học trò tiếp theo. Tuy nhiên, con vẫn

canh cánh bên lòng và muốn nhắn nhủ thầy, con vẫn muốn Thầy cũng nên nghĩ và

yêu thương bản thân nhiều hơn, vì người nhưng cũng vì mình nữa Thầy ạ.

Sài Gòn, mùa hiến chương Nhà Giáo 2023