Lý thuyết đại số mệnh đề
Lý thuyết Tập hợp và ánh xạ
Lý thuyết Số thực, hàm số thực
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Chương 2. Hàm số bậc nhất và bậc hai
Chương 3. Phương trình và hệ phương trình
Chương 4. Bất đẳng thức – bất phương trình
Chương 5. Thống kê
Chương 6. Góc lượng giác và cung lượng giác
BÀI. VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích kịch Vũ Như Tô)
Nguyễn Huy Tưởng
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Nhà văn đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch. Tác phẩm chính: Vũ Như Tô ( kịch, 1941),Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao Lạng (kí, 1951)…
Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử. Qua tác phẩm này, nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân và có thể là cả vấn đề về văn hoá dân tộc. Đây là một tác phẩm thành công của Nguyễn Huy Tưởng.
II. TÓM TẮT VỞ KỊCH
Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.
Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đà