Lý thuyết đại số mệnh đề
Lý thuyết Tập hợp và ánh xạ
Lý thuyết Số thực, hàm số thực
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Chương 2. Hàm số bậc nhất và bậc hai
Chương 3. Phương trình và hệ phương trình
Chương 4. Bất đẳng thức – bất phương trình
Chương 5. Thống kê
Chương 6. Góc lượng giác và cung lượng giác
SÓNG ÂM
1. Sóng âm (gọi tắt là âm) là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn. Sóng âm không truyền được trong chân không.
+ Tần số âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm và không đổi trong quá trình truyền âm.
+ Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường. Nó thay đổi theo nhiệt độ.
+ Trong chất khí và chất lỏng sóng âm là sóng dọc. Trong chất rắn sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang.
+ Sóng âm truyền đến tai người gây ra cảm giác về âm. Cảm giác về âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe.
+ Những âm gây ra được cảm giác âm ở tai người gọi là âm nghe được, có tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz.
+ Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là hạ âm. Âm có tần số lớn hơn 20.000 Hz gọi là siêu âm.
2. Đặc trưng vật lý của âm
+ Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lý quan trọng nhất của âm. Âm có tần số xác định, thường do nhạc cụ phát ra gọi là nhạc âm.
+ Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của cường độ âm là (W/m2)