Lý thuyết đại số mệnh đề
Lý thuyết Tập hợp và ánh xạ
Lý thuyết Số thực, hàm số thực
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Chương 2. Hàm số bậc nhất và bậc hai
Chương 3. Phương trình và hệ phương trình
Chương 4. Bất đẳng thức – bất phương trình
Chương 5. Thống kê
Chương 6. Góc lượng giác và cung lượng giác
BÀI TẬP LỰC LORENTZ
Bài 1 : Hãy xác định chiều của các đại lượng còn thiếu trong các hình dưới đây :
Bài 2 : Một electron chuyển động vào từ trường đều B = 2.10-3T. Vận tốc của hạt e nói trên là 3.104m/s. Hãy xác định lực Lorentz tác dụng lên e trong các trường hợp sau :
a. Electron chuyển động vuông góc với các đường cảm ứng từ.
b. Electron chuyển động song song với các đường cảm ứng từ.
c. Electron chuyển động tạo với các đường sức từ một góc 300.
Bài 3 : Một proton chuyển động cắt ngang các đường sức của một từ trường đều, vận tốc của hạt proton là 2.105 m/s, lực từ tác dụng lên proton là 0,01N, hãy xác định độ lớn của cảm ứng từ nói trên.
Bài 4 : Hạt mang điện q >0 chuyển động vào từ trường của một dòng điện như hình vẽ, dòng điện có cường độ I = 20A, hạt mang điện chuyển động theo phương ngang, cách dây dẫn 1 khoảng là 5cm.
a. Hãy xác định B do dòng điện gây ra tại điểm mà hạt mang điện đi qua.
b. Nếu hạt mang điện chuyển động với vận tốc v = 3000m/s, lực từ tác dụng lên hạt là 0.004N, hãy xác định độ lớn điện tích của hạt ?
c. Giả sử hạt mang điện có điện tích là 2.10-8C, và chuyển động với vận tốc 2500 m/s, hãy xác định lực từ tác dụng lên hạt mang điện nói trên.