Lý thuyết đại số mệnh đề
Lý thuyết Tập hợp và ánh xạ
Lý thuyết Số thực, hàm số thực
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Chương 2. Hàm số bậc nhất và bậc hai
Chương 3. Phương trình và hệ phương trình
Chương 4. Bất đẳng thức – bất phương trình
Chương 5. Thống kê
Chương 6. Góc lượng giác và cung lượng giác
BÀI 9
Phản ứng hoá hữu cơ
I. Phân loại phản ứng hoá hữu cơ
Dựa vào cơ chế phản ứng biến đổi phân tử chất hữu cơ khi tham gia phản ứng thành các sản phẩm, ta chia phản ứng hữu cơ thành các loại sau đây:
1. Phản ứng thế
Một hoặc một nhóm nguyên tử ở phân tử chất hữu cơ bị thay thế bởi một hay một nhóm nguyên tử khác.
Áp dụng: Khi cho 9,2 gam R-OH tác dụng hoàn toàn với HBr dư ta thu được 3,6 gam H2O. Tính khối lượng R-Br thu được và xác định công thức cấu tạo của R-OH, biết R là gốc hydrocacbon
Bài giải
R-OH + H-Br R-Br + H2O
0,2 0,2 0,2 0,2 = 3,6: 18 ( mol)
Áp dụng hệ quả của định luật bảo toàn khối lượng ta thấy ngay:9,2 gam R-OH đã thay 0,2 mol OH thành 0,2 mol Br nên:
Khối lượng R-Br = 9,2 – 0,2.17 + 0,2.80 = 21,8 gam
R-OH = R + 17 = 9,2: 0,2 = 46 => R = CxHy– = 29 = C2H5– nên công thức cấu tạo thu gọn của R-OH : CH3-CH2-OH
2. Phản ứng cộng
Phân tử hợp chất hữu cơ hoá hợp thêm với các phân tử chất khác.
3. Phản ứng tách
Một vài nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị tách khỏi phân tử hợp chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm mới.
4. Phản ứng huỷ
Chất hữu cơ bị phân huỷ hoàn toàn không còn giữ được dạng mạch cacbon.