Lý thuyết đại số mệnh đề
Lý thuyết Tập hợp và ánh xạ
Lý thuyết Số thực, hàm số thực
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Chương 2. Hàm số bậc nhất và bậc hai
Chương 3. Phương trình và hệ phương trình
Chương 4. Bất đẳng thức – bất phương trình
Chương 5. Thống kê
Chương 6. Góc lượng giác và cung lượng giác
LỊCH SỬ 10 – BÀI 6. CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
Lãnh thổ Ấn Độ như hình “tam giác ngược”, hai bên giáp biển, cạnh phía bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao nhất thế giới – dãy Hi-ma-lay-a, nên còn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á. Ấn Độ còn là một lãnh thổ khá rộng lớn, hơn 3 triệu km2, gấp khoảng 10 lần Việt Nam và gần 15 lần nước Anh. Hai bờ biển lại có hai dãy núi Đông Gát và Tây Gát, ngăn cách với cao nguyên Đê-can. Núi cao, rừng rậm, rừng nguyên sinh đã khiến lãnh thổ Ấn Độ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Bắc và Nam. Chỉ có miền Bắc là bằng phẳng bởi lưu vực của hai con sông lớn. Xưa kia, Ấn Độ gồm cả sông ở Tây Bắc là sông Ấn (Indus), nhờ nó mà có tên gọi quyết định (Hindustan) – nơi khởi nguồn của nền văn hoá Ấn Độ. Còn ở Đông Bắc bán đảo là lưu vực sông Hằng (Ganga) rộng lớn và màu mỡ, là quê hương, nơi sinh trưởng của nền văn hoá truyền thống, của nền văn minh Ấn Độ.
1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên.
– Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa ( khoảng 500 năm TCN ).
– Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất Ấn Độ , tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca
Vua A- sô -Ka