Lý thuyết đại số mệnh đề
Lý thuyết Tập hợp và ánh xạ
Lý thuyết Số thực, hàm số thực
Chương 1. Mệnh đề và tập hợp
Chương 2. Hàm số bậc nhất và bậc hai
Chương 3. Phương trình và hệ phương trình
Chương 4. Bất đẳng thức – bất phương trình
Chương 5. Thống kê
Chương 6. Góc lượng giác và cung lượng giác
BÀI 42
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
1. Nước ta có vùng biển rộng lớn
– Diện tích trên 1 triệu km2.
– Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
– Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ
+ Đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
+ Các quần đảo: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu.
– Nước ta có 12 huyện đảo
– Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng:
+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ giúp ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển đảo.
+ Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, giao thông vận tải biển biển, du lịch…
+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
3. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a. Điều kiện thuận lợi và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển
– Nguồn lợi sinh vật:
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
+ Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực… biển còn nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Có nhiều loài chim biển; Nam Trung Bộ có nhiều chim yến – tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.
– T&agra